Đánh giá về Cách đọc kết quả siêu âm đầu dò
Xem nhanh
Niêm mạc tử cung còn được gọi là nội mạc tử cung, là lớp mô bao phủ toàn bộ bề mặt bên trong tử cung, đóng vai trò quan trọng với khả năng thụ thai và quá trình mang thai, dưới sự tác động của hormone sinh dục nữ, lớp niêm mạc tử cung dày lên tùy theo từng thời điểm cụ thể trong tháng. Niêm mạc tử cung dày lên chính là dấu hiệu chuẩn bị để cho trứng đã thụ tinh (nếu có) vào làm tổ.
Nếu trong chu kỳ kinh nguyệt không có sự thụ tinh diễn ra thì lớp nội mạc tử cung sẽ tự bong và gây chảy máu qua đường âm đạo hay còn gọi là hiện tượng hành kinh. Sau quá trình này, các tế bào ở lớp đáy sẽ lại bắt đầu phát triển để hình thành nên lớp niêm mạc mới trong chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo.
Trong trường hợp trứng thụ tinh về làm tổ tại tử cung thì các hormone sản xuất trong thai kỳ sẽ tiếp tục tác động để làm lớp niêm mạc tử cung dày hơn và thay đổi cấu trúc sao cho phù hợp với sự phát triển của phôi và nhau thai. Chính vì thế, nếu niêm mạc tử cung dày quá hoặc trở nên bất thường thì quá trình thụ thai và khả năng mang thai cũng sẽ ảnh hưởng.
Ảnh hưởng của niêm mạc tử cung tới khả năng mang thai sẽ xảy ra khi:
Niêm mạc tử cung mỏng quá (gây ra vấn đề về kinh nguyệt, nữ giới có niêm mạc tử cung mỏng hơn 6mm sau khi trứng được thụ tinh sẽ gây ra khó khăn trong việc bám vào thành tử cung của phôi thai), niêm mạc tử cung dày quá cũng sẽ có ảnh hưởng nhất định vì hiện tượng này làm mất cân bằng nội tiết tố và dẫn đến rong kinh, vô kinh thứ phát kéo dài.
Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì mang thai là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Thông thường, niêm mạc tử cung dày trong khoảng từ 8 - 10 mm thì được coi là kích thước lý tưởng nhất cho sự thụ thai ở phụ nữ.
Cùng theo dõi tư vấn của ThS.BS Nguyễn Ngọc Chiến (Trung tâm Hỗ trợ sinh sản - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City) về vấn đề này.
-------------------------
Ấn “Đăng kí” để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại :
https://www.youtube.com/channel/UCuqtKp77ZbFRUFLq05-ddkw
Liên hệ với Vinmec:
Fanpage: https://www.facebook.com/Vinmec/
Website: https://www.vinmec.com
Hệ thống bệnh viện:
https://www.vinmec.com/vi/danh-sach/ca-nuoc/coso-benh-vien-v-phong-kham/
------------------------
Bản quyền thuộc về Vinmec
Copyright by Vinmec ☞ Do not Reup
Bài viết được viết bởi Ths.Bs Trịnh Văn Đông – Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh – Khoa Chẩn đoán hình ảnh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.
Phương pháp siêu âm đầu dò giúp các bác sĩ quan sát một cách rõ ràng hơn các cơ quan sinh dục ở bên trong, đồng thời phát hiện các bệnh lý ở vùng tiểu khung, mà trên siêu âm đường bụng khó quan sát thấy
1. Siêu âm đầu dò là gì?
Siêu âm đầu dò là phương pháp chẩn đoán hình ảnh có độ chính xác cao, được thực hiện với đầu dò siêu âm chuyên dụng và cho phép đánh giá, phát hiện các dấu hiệu bất thường ở tử cung, buồng trứng, vùng tiểu khung, trực tràng,…
Có 2 dạng siêu âm đầu dò là: Siêu âm đầu dò âm đạo và siêu âm đầu dò hậu môn. Tùy theo từng mục đích chẩn đoán tình trạng bệnh của người bệnh mà bác sĩ sẽ có chỉ định siêu âm đầu dò hậu môn hoặc là siêu âm đầu dò âm đạo.
Vậy có nên siêu âm đầu dò không và siêu âm đầu dò có tác dụng gì? Theo đó, tùy vào trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm đầu dò một cách phù hợp. Việc siêu âm đầu dò giúp các bác sĩ:
- Kiểm tra một số dấu hiệu bất thường về tử cung, cổ tử cung, vòi trứng, buồng trứng (ví dụ như: tình trạng ứ dịch tại vòi trứng, viêm dính tại phần phụ); độ dày niêm mạc tử cung.
- Đánh giá tình hình rụng trứng cũng như sự phát triển của trứng; khám và hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn…
- Siêu âm bằng đầu dò hậu môn được chỉ định để phát hiện các bệnh lý ở vùng tiểu khung, tuyến tiền liệt hay trực tràng.
- Với phụ nữ đang mang thai, việc siêu âm đầu dò là rất cần thiết, có tác dụng quan trọng, giúp nhận biết có thai trong giai đoạn đầu, khi mà phôi thai còn rất nhỏ và sẽ không hiển thị hình ảnh nếu chỉ siêu âm ở thành bụng; khi thai nhi được 6-8 tuần, siêu âm đầu dò còn giúp theo dõi nhịp tim của thai nhi, quan sát cổ tử cung để phát hiện những bất thường.
2. Ưu nhược điểm của kỹ thuật siêu âm đầu dò
Kỹ thuật siêu âm đầu dò có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn ngừa các biến chứng mang thai và tìm ra các bệnh lý liên quan đến buồng trứng, tử cung. Tuy nhiên, cũng giống các phương pháp khác, phương pháp này vẫn tồn tại một vài ưu nhược điểm sau:
Ưu điểm:
- Phương pháp siêu âm đầu dò giúp các bác sĩ quan sát một cách rõ ràng các cơ quan sinh dục ở bên trong, đồng thời phát hiện các bệnh lý tại vùng tiểu khung mà trên siêu âm đường bụng khó thể hiện hết được.
- Đối với phụ nữ mang thai, siêu âm đầu dò giúp bác sĩ phát hiện xem có mang thai hay không ở những tuần đầu mà siêu âm thành bụng cho kết quả chính xác.
Nhược điểm:
- Với những ưu điểm trên, phương pháp siêu âm đầu dò vẫn tồn tại hạn chế đó là không quan sát được các tầng cao hơn ở trong ổ bụng. Vì vậy, để có thể chẩn đoán chính xác các bệnh lý phụ khoa, phương pháp này cần kết hợp với siêu âm thành bụng.
- Bên cạnh đó, phương pháp này không được áp dụng cho trẻ em, phụ nữ chưa quan hệ tình dục hay nói cách khác là chưa bị rách màng trinh.
- Đối với những phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc đang bị viêm nhiễm cấp vùng âm đạo cũng không được bác sĩ chỉ định sử dụng phương pháp này.
3. Các bước siêu âm đầu dò
Bước 1: Khi tiến hành siêu âm đầu dò âm đạo, người bệnh nằm ngửa trên bàn khám, gập đầu gối. Sau đó, bác sĩ cho người bệnh kê một gối nhỏ phần mông để thuận tiện cho việc siêu âm. Đối với siêu âm hậu môn, người bệnh nằm ở tư thế nghiêng trái, chân co vào người.
Bước 2: Bọc bao cao su có bôi gel bôi trơn vào đầu dò siêu âm. sau đó đầu dò được đưa vào âm đạo, hoặc hậu môn, tùy vào trường hợp bệnh lý. Với những người bệnh bị dị ứng với nhựa latex thì phải thông báo cho bác sĩ siêu âm trước khi tiến hành siêu âm.
Bước 3: Tiến hành đưa đầu dò nhẹ nhàng xung quanh âm đạo hoặc hậu môn. Đầu dò sẽ phát sóng âm và thu lại tín hiệu.
4. Cách đọc kết quả siêu âm đầu dò âm đạo
Hầu như không có các rủi ro khi tiến hành phương pháp siêu âm đầu dò âm đạo mặc dù bệnh nhân có thể gặp một số khó chịu. Toàn bộ quá trình tiến hành phương pháp này mất khoảng 15 đến 20 phút và kết quả thường sẽ có ngay sau đó. Thông thường, bác sĩ sẽ đọc kết quả siêu âm đầu dò cho bạn. Tuy nhiên, để hiểu hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân, dưới đây là cách đọc kết quả siêu âm đầu dò:
- Tử cung: Ngả về trước, có kích thước bình thường, niêm mạc dày 7mm và cơ tử cung đều. Trong trường hợp kết quả siêu âm đầu dò này thì cho thấy bạn các cơ quan chức năng bên trong tử cung của bạn bình thường và bạn hoàn toàn có thể yên tâm.
- Xung quanh tử cung: Túi cùng sau không có dịch, kết quả này cho thấy bình thường.
- Phần phụ trái: Nếu kết quả cho thấy không có nang, bình thường thì cho thấy phần phụ trái của bạn không bị làm sao cả.
- Phần phụ phải: Tương tự, nếu kết quả cho thấy không có nang, bình thường thì cho thấy phần phụ trái của bạn không bị làm sao cả.
- Nội mạc: Âm vang đồng đều có nghĩa là nội mạc của bạn bình thường. Trường hợp mật độ không đồng nhất, vùng đáy và mặt sau có vùng phản âm kém thì có thể bạn bị lạc nội mạc tử cung.
Thạc sĩ, Bác sĩ Trịnh Văn Đông có gần 10 năm kinh nghiệm trong chuyên ngành Chẩn đoán hình ảnh đặc biệt có thế mạnh trong thực hiện các kỹ thuật: X-quang, siêu âm, cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ. Hiện nay, bác sĩ Đông đang công tác và làm việc tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.
Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY
XEM THÊM
- So sánh siêu âm đầu dò và siêu âm thành bụng
- Siêu âm đầu dò âm đạo
- Chẩn đoán thai ngoài tử cung
Các câu hỏi về mật độ tử cung không đều là gì
Nếu có bắt kỳ câu hỏi thắc mắt nào vê mật độ tử cung không đều là gì hãy cho chúng mình biết nhé, mõi thắt mắt hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình cải thiện hơn trong các bài sau nhé <3 Bài viết mật độ tử cung không đều là gì ! được mình và team xem xét cũng như tổng hợp từ nhiều nguồn. Nếu thấy bài viết mật độ tử cung không đều là gì Cực hay ! Hay thì hãy ủng hộ team Like hoặc share. Nếu thấy bài viết mật độ tử cung không đều là gì rât hay ! chưa hay, hoặc cần bổ sung. Bạn góp ý giúp mình nhé!!
Các Hình Ảnh Về mật độ tử cung không đều là gì
Các hình ảnh về mật độ tử cung không đều là gì đang được chúng mình Cập nhập. Nếu các bạn mong muốn đóng góp, Hãy gửi mail về hộp thư [email protected] Nếu có bất kỳ đóng góp hay liên hệ. Hãy Mail ngay cho tụi mình nhé
Xem thêm tin tức về mật độ tử cung không đều là gì tại WikiPedia
Bạn hãy xem thêm thông tin chi tiết về mật độ tử cung không đều là gì từ trang Wikipedia.◄ Tham Gia Cộng Đồng Tại💝 Nguồn Tin tại: https://cctechvietnam.vn/hoi-dap/
💝 Xem Thêm Chủ Đề Liên Quan tại : https://cctechvietnam.vn/hoi-dap/